Dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín

Giấy phép lao động tên tiếng Anh là Work Permit, còn để phân biệt với các quốc gia khác thì dùng Vietnam Work Permit. Là một tài liệu cho phép người nước ngoài hay người Việt Nam được làm việc hợp pháp tại các nước trên thế giới.

Mức xử phạt khi người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam

Theo Điều 22 – Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Việt Nam có quy định rõ, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì sẽ bị trục xuất còn đối với những doanh nghiệp mà đã sử dụng người lao động không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Bài viết dưới đây Gia Hợp chúng tôi xin khái quát về các điều kiện cũng như các thủ tục cần có cho các doanh nghiệp, tổ chức hay các cá nhân có nhu cầu muốn được cấp giấy phép lao động.

 

Nội dung dịch vụ/ Services

Hồ sơ/ Documents

 

 

 

 

 

Giấy phép PLĐ

(25 ngày làm việc)

Work Permit

( 25 working days )

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu số 7

1. An application for a work permit for a foreigner, made according to form No. 7
 

2. Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế ( trong thời hạn 12 tháng)

2. A certificate of health examination abroad or a certificate of medical examination in Vietnam in hospitals, clinics, and medical departments that meet all conditions prescribed by the Ministry of Health (within 12 months)

3. Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam ( được cấp không quá 06 tháng )

3. Judicial records of foreigners issued in foreign countries or number 1 curriculum vitae issued in Vietnam (issued within 06 months)

4. Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài .

4. Written notice of approval of job position using foreign workers (See detailed procedures here)

5. Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài.

5. Authenticated copy of passport and visa of foreigner.

6. Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( bằng đại học hoặc chứng chỉ đào tạo ít nhất 01 năm , giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm )

6. Documents proving that they are managers, executives, experts, technical workers, teachers (University degree or at least 01 year training certificate), certificate of foreign work experience at least 03 years, ...)

7. 02 ảnh mầu, kích thước 4x6, phông nền trắng, không đeo kính.

7. 02 color photos, size 4x6, white background, without glasses.

8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài ( tùy từng trường hợp theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…)

Lưu ý: Các giấy tờ được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.

8. Documents related to foreign workers (depending on each case as prescribed: Appointment decision of the parent company, labor contract, company charter ...)
Note: Documents issued in foreign countries or issued by foreign diplomatic missions in Vietnam must be consular legalized and notarized translation into Vietnamese.

 

Quy trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Điều kiện người lao động cần đáp ứng khi vào Việt Nam làm việc

Người nước ngoài sang Việt Nam làm việc thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây thì mới được phép làm việc tại Việt Nam:

  • Người nước ngoài phải có năng lực hành vi dân sự đẩy đủ.
  • Người nước ngoài cần có chuyên môn, kinh nghiệm, và cần phải có sức khỏe tốt phù hợp với công việc.
  • Người nước ngoài không nằm trong 2 trường hợp sau: không phạm tội, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật pháp Việt Nam và nước ngoài.
  • Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ trừ những trường hợp được miễn giấy phép lao động theo Bộ luật lao động đã quy định.

Những đối tượng người nước ngoài sẽ được cấp giấy phép lao động

  • Người nước ngoài đã có hợp đồng lao động.
  • Người nước ngoài được tổng bộ công ty bên nước ngoài cử sang làm việc ở chi nhánh tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài sang Việt Nam thực hiện các vấn đề về hợp đồng, thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, khkt, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế…
  • Người nước ngoài đại diện cho bên nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
  • Người nước ngoài là những thương nhân chào bán các dịch vụ.
  • Người nước ngoài đang làm việc tại cơ quan tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã có sự cho phép về vấn đề hoạt động theo các quy định của luật pháp Việt Nam.
  • Người nước ngoài sang Việt Nam làm tình nguyện viên.
  • Người sẽ chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
  • Người nước ngoài là các nhà quản lý, giám đốc điều hành, các chuyên gia, lao động kỹ thuật.
  • Người nước ngoài sẽ tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
  • Bạn có thể quan tâm đến:  Chi phí làm giấy phép lao động

 

 

Quy trình xin giấy phép lao động

Bước 1. Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài

Khi các doanh nghiệp tại Việt Nam đang muốn sử dụng người lao động nước ngoài, thì trước ít nhất là 1 tháng kể từ ngày mà doanh nghiệp dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, cần phải gửi báo cáo giải trình về việc sử dụng nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến cơ quan Bộ lao động – thương binh và xã hội hoặc là gửi báo cáo đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo như quy định mới từ tư 23/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 02/10/2017 hiện hành, thì người sử dụng người lao động nước ngoài sẽ tờ khia và văn bản báo cáo thông qua cổng thông tin điện tử: http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.

Bước 2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Người sử dụng lao động cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ sau đó nộp hồ sơ cho bên cơ quan chấp thuận hoặc là nộp qua cổng thông tin điện tử  http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.

 

Thủ tục cấp giấy phép lao động

Phía doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động

Công việc cần thực hiện

Trước tiên doanh nghiệp cần phải làm là gửi thư mời cho người lao động nước ngoài để nhập cảnh vào Việt Nam theo diện visa doanh nghiệp, do doanh nghiệp bảo lãnh cho người lao động. Giấy tờ cần có trong hồ sơ khi đi xin Visa của doanh nghiệp cho người lao động nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:

  • Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sao y chứng thực (hạn không quá 03 tháng)
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu được sao y chứng thực (hạn không quá 03 tháng)
  • Mặt hộ chiếu của người lao động
  • Mẫu đơn NA2, NA16,… làm theo hướng dẫn bên cục xuất nhập cảnh.
  • Bản lịch trình làm việc
  • Giấy chứng nhận bên cửa khẩu nhập cảnh

Khi đã có giấy thư mời bảo lãnh bên phía đại diện công ty thì người lao  động có thể nhận visa tại Đại sứ quán nước Việt Nam hoặc là nhận tại cửa khẩu hay các nước sở tại.

 

 

Hồ sơ cần chuẩn bị

Giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm:

  • Công văn chấp thuận vị trí công việc sử dụng lao động nước ngoài do Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh/thành phố cấp
  • Bản hợp đồng lao động
  • Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được sao y chứng thực không quá 3 tháng
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu được sao y chứng thực không quá 3 tháng
  • Vị trí làm việc hiện tại
  • Địa chỉ nơi làm việc
  • Địa chỉ nơi cu trú cho người lao động ở Việt Nam

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục nhập cảnh cho người lao động vào Việt Nam, doanh nghiệp cần hướng dẫn và cử người khai báo đăng ký giấy tạm trú tạm vắng cho người lao động tại cơ quan công an xã, phường theo sự hướng dẫn của các các bộ công an xã, phường.

Phía người lao động

Bên phía người lao động cần chuẩn bị nhưng giấy tờ sau trước khi nhập cảnh vào Việt Nam:

  • Giấy thông báo chấp thuận về vị trí làm việc của công ty không quá 03 tháng
  • Lý lịch tư pháp của người nước ngoài chúng nhận không có tiền án tiền sự
  • 1 giấy khám sức khỏe (có thể xin tại Việt Nam)
  • ảnh 4x6cm ( nền trắng)
  • Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc
  • Hộ chiếu sao y công chứng
  • Mẫu đơn xin đề nghị cấp giấy phép lao động

Lưu ý các giấy tờ được nêu trên đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi người lao động nhập cảnh vào Việt Nam.

Giấy phép lao động được phân loại như sau

  • Cấp mới cho người lao động
  • Người lao động chưa có giấy phép
  • Người lao động vẫn có giấy phép còn hiệu lực nhưng lại chuyển công ty khác với cùng một vị trí làm việc hoặc là khác vị trí làm việc
  • Người lao động có giấy phép nhưng hết hiệu lực và vẫn muốn tục công việc.
  • Cấp lại giấy phép lao động

Đó là những ai mà giấy phép lao động vẫn có hiệu lực bị mất, bị hỏng, hoặc là cá nhân muốn thay đổi nội dung trong giấy phép, hoặc là giấy phép gần hết hạn, thời hạn không quá 45 ngày, trừ những trường hợp đặc biệt được xác nhận từ Sở LĐ-TB&XH.

  • Trường hợp được miễn giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài cần phải làm thủ tục được xác nhận của Sở LĐ-TB&XH theo Điều 7 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP

 

Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài

 

 

Gia hạn giấy phép lao động

Lao động người nước ngoài đã có giấy phép lao động hợp lệ, nhưng Work permit của họ lại sắp hết hiệu lực và người lao động vẫn muốn được tiếp tục công việc tại công ty hiện tại, vậy thì họ cần phải gia hạn giấy phép làm việc trươc thời hạn 45 ngày. Để được làm việc hợp pháp theo đúng luật của Việt Nam, cũng như là được sự bảo vệ của luật pháp Việt Nam.

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động

  • Mẫu số 7: văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
  • 02 ảnh 4x6cm.
  • Bản gốc giấy phép lao động đã được cấp trước đó vẫn còn thời hạn ít nhất là 5 ngày.
  • Giấy khám sức khỏe theo quy định
  • Văn bản chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

=> Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bên cơ quan chấp thuận sẽ yêu cầu mọt số giấy tờ khác như: giấy quyết định bổ nhiệm, giấy xác nhận kinh nghiệm…

Tất cả mọi giấy tờ được cấp tại nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.

Các văn bản pháp luật về giấy phép lao động

  • Luật lao động 2012
  • Nghị định 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXHhướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định và sửa đổi một số điều của Bộ Luật Lao động và Nghị định 11/2016/NĐ-CP về thủ tục cấp giấy phép lao động, hồ sơ giấy phép lao động và thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động được sửa đổi rút ngắn hơn quy định trước đây.
  • Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của bộ lao động thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam qua mạng điện tử
  • Danh sách số 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05/02/2015 của Bộ Y tế về việc cập nhật, bổ sung danh sách bệnh viện, phòng khám có đủ điều kiện theo thâm quyền khám sức cho người nước ngoài khi làm thủ tục giấy phép lao động

Dịch vụ tại Công ty Gia Hợp

Với nhiều năm trong lĩnh vực làm giấy phép lao động Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Gia Hợp luôn tạo được niềm tin và sự uy tín, tín nhiệm của quý khách hàng.

Chúng tôi luôn tính toán làm thế nào để tiết kiệm chi phí, cũng như tiết kiệm thời gian, công sức tối đa của quý khách hàng, đối với các doanh nghiệp chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn mọi vấn đề như:

  • Tư vấn miễn phí về thực hiện việc tạm trú
  • Thông báo khi giấy phép lao động của khách hàng sắp hết hạn
  • Hỗ trợ làm các văn bản báo cáo, hợp đồng lao động và nộp luôn cho các ban ngành có thẩm quyền liên quan.

Gia Hợp luôn hoạt động với phương châm: “Luôn đồng hành cùng khách hàng để bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng”.

  • Hộ Chiếu
  • Việc làm
  • Công dân
  • Quốc tịch

Tại sao khách hàng không nên tự làm giấy phép lao động và làm giấy phép lao động ở đâu?

  • Với nhiều loại giấy tờ và thủ tục phúc tạp nên cần sự am hiểu về luật pháp rõ ràng.
  • Những văn bản pháp luật về giấy phép lao động thường xuyên được thay đổi
  • Khi bạn làm sơ thì cần có phải chuẩn bị chi tiết và cần giải trình rõ ràng hợp lý đối với cán bộ cơ quan nhà nước về bộ hồ sơ của mình.

 

Share:

Gửi thông tin liên hệ để được tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan

Dịch vụ cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Dịch vụ cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Thẻ tạm trú (temporary residence card) hay còn được biết là visa Việt Nam dài hạn do bên cơ quan có thẩm quyền của bộ ngoại giao hoặc bên quản lý xuất cảnh cấp...
Xem chi tiết
DỊCH VỤ VISA NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

DỊCH VỤ VISA NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Người nước ngoài vào Việt Nam công tác, lao động, học tập, thăm thân hay du lịch đều cần xin visa xuất nhập cảnh của Việt Nam. Theo quy định, Visa Việt Nam...
Xem chi tiết