thuế và khai báo thuế

Từ khi các luật thuế mới được áp dụng từ năm 2009, rất nhiều vướng mắc đã phát sinh cần được thay đổi cho phù hợp với điều kiện áp dụng thực tế của các doanh nghiệp.

Lĩnh vực tư vấn thuế rất rộng, bao gồm việc tư vấn về tính tuân thủ pháp luật về thuế, tư vấn xử lý các vụ việc cụ thể, tư vấn thường xuyên, hỗ trợ kê khai, lập báo cáo thuế, áp dụng ưu đãi thuế, hoàn thuế, chính sách thuế đặc thù, ảnh hưởng của thuế trong giai đoạn đầu tư, chia tách, sát nhập, tái cấu trúc doanh nghiệp, … Phạm vi tư vấn cũng bao trùm tất cả các sắc thuế, điển hình như thuế Thu nhập doanh nghiệp, Giá trị gia tăng, Tiêu thụ đặc biệt, Thu nhập cá nhân nhà thầu nước ngoài, xuất nhập khẩu và hải quan, chuyển giá…

Đối với doanh nghiệp là người thực thi các luật thuế, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể liên quan đến một hoặc nhiều sắc thuế. Hơn nữa, một điểm rất cơ bản để xem xét ảnh hưởng của thuế tới nghiệp vụ phát sinh là chính sách, thủ tục thuế được áp dụng và bộ hóa đơn, chứng từ kèm theo. Do vậy, trong quá trình thực thi, các doanh nghiệp có thể bị cơ quan thuế loại trừ các chi phí, doanh thu tính thuế, hoặc ấn định thuế do chưa nắm rõ được đầy đủ các quy định và yêu cầu có liên quan.

Đối với thủ tục hành chính về thuế, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi chưa nắm rõ các quy định liên quan và mất thêm thời gian khi phải hoàn chỉnh hồ sơ, kê khai thông tin theo yêu cầu; nhưng sẽ không có chuyện doanh nghiệp phải trả các chi phí ngoài khi thực hiện kê khai, nộp thuế. Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế đều thực hiện cơ chế tự khai tự nộp, tự chịu trách nhiệm, cơ quan thuế thông thường chỉ thực hiện việc kiểm tra sau.

Khi thực hiện các thủ tục kê khai định kỳ, doanh nghiệp cũng nên lưu ý và có kế hoạch nộp tờ khai trước hạn, tránh dồn việc nộp tờ khai vào ngày hết hạn cuối cùng, có thể khiến cho doanh nghiệp không nộp được tờ khai do số lượng người nộp quá đông mà cán bộ thuế không xử lý hết được, gây nên những khó khăn không đáng có.

Mục tiêu của chúng tôi là xem xét nội dung các nghiệp vụ kinh tế, các tờ khai thuế, chỉ ra cho doanh nghiệp cần phải làm gì, thực hiện các thủ tục gì, hoàn chỉnh phần hóa đơn chứng từ kèm theo, cơ cấu lại các khoản chi hợp lý thế nào để tối đa hóa việc cơ quan thuế chấp nhận các nghiệp vụ cho mục đích tính toán nghĩa vụ thuế phải nộp của doanh nghiệp. Thông qua quá trình tư vấn, chúng tôi giúp các doanh nghiệp thực hiện kê khai đầy đủ, tính đúng, tính đủ các loại thuế, giảm thiểu rất nhiều rủi ro khi xác định nghĩa vụ thuế và tránh các khoản phạt không đáng có về vi phạm hành chính thuế hoặc có thể bị coi là có hành vi gian lận về thuế. Nếu các doanh nghiệp nắm bắt được quy trình, thủ tục, nội dung các quy định về thuế một cách rõ ràng, hoặc tham khảo đơn vị tư vấn thuế thường xuyên thì sẽ tránh được nhiều rủi ro ngay từ khi phát sinh nghiệp vụ, theo đó sẽ không bị mất thời gian hoặc bị gây khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật về thuế.

Những quy định về thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập

Quyết định thành lập công ty là một việc quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp. Sau quyết định quan trọng đó, chính là lúc các nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập Doanh nghiệp và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để các Doanh nghiệp mới thành lập nắm bắt các qui định liên quan đến pháp luật thuế, tránh các sai sót, chậm trễ xảy ra, T & A xin chia sẻ từ các văn bản pháp lý hiện hành một số quy định như sau:

I. Về đăng ký kinh doanh: Nhà đầu tư cần liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi Doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở để làm thủ tục đăng ký Doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng Mã số Doanh nghiệp. Mã số Doanh nghiệp đồng thời là Mã số đăng ký kinh doanh và Mã số thuế của Doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký kinh doanh thực hiện theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

II. Các thủ tục về thuế: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng Mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện:

1. Khai thuế môn bài: Cơ sở kinh doanh mới thành lập phải khai, nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động SXKD, trường hợp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm phải nộp tiền thuế môn bài cả năm, nếu thành lập trong 6 tháng cuối năm (từ 01/7) phải nộp thuế ½ năm. Hồ sơ là tờ khai thuế Môn bài theo mẫu số 01/MBAI ban hành theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/01/2013 của Bộ Tài chính. Mức nộp thuế môn bài hiện nay được thực hiện theo Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 07/5/2003 của Bộ Tài chính, cụ thể:

Thuế môn bài

Vốn đăng ký

Mức thuế môn bài cả năm

-  Bậc 1

Trên 10 tỷ

3.000.000

- Bậc 2

Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

2.000.000

- Bậc 3

Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ

1.500.000

- Bậc 4

Dưới 2 tỷ, các chi nhánh, văn phòng, cửa hàng trực thuộc

1.000.000

Lưu  ý:

- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.

- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.

Thuế môn bài cho các chi nhánh:

- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ
- Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ

Thời hạn nộp tờ khai và thuế môn bài:

- Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh

- Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.

2. Đăng ký phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Trường hợp không đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT thì áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.

* Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

3. Đăng ký thực hiện kê khai, nộp thuế qua mạng internet: 

Để làm dịch vụ cung cấp chứng thư số  để làm thủ tục đăng ký chứng thư số, đăng ký kê khai và nộp thuế qua mạng internet theo quy định của Luật Quản lý thuế. Doanh nghiệp truy cập vào websitehttp://kekhaithue.gdt.gov.vn để xem hướng dẫn chi tiết về đăng ký khai và nộp thuế qua mạng Internet.

4. Việc kê khai các loại thuế: Thực hiện theo thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 06/01/2013, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của  Bộ Tài chính, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.

4.1 Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Doanh nghiệp mới thành lập thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh (SXKD) đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. Tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ từ 50 tỷ đồng trở xuống thì khai theo quý, trên 50 tỷ đồng thì khai theo tháng.

Doanh nghiệp có hay không phát sinh thuế GTGT đều phải lập tờ khai thuế theo mẫu 01/GTGT đối với đơn vị SXKD, đối với Doanh nghiệp đang thực hiện dự án đầu tư chưa SXKD thì kê khai mẫu 02/GTGT. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý là chậm nhất ngày 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, đối với tờ khai tháng tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

4.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh,Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. Kết thúc năm tài chính Doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN, thời hạn nộp quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp các Doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu đãi thuế TNDN thì  kết thúc năm tài chính vẫn thực hiện quyết toán thuế TNDN kèm các phụ lục miễn giảm.

4.3 Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN): Doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT theo quý thì khai thuế TNCN theo quý, doanh nghiệp khai thuế GTGT theo tháng, nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp từ 50 triệu đồng trở thì kê khai theo tháng, dưới 50 triệu đồng thì kê khai theo quý;  Nếu không phát sinh thuế TNCN thì không kê khai nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN năm theo Mẫu 05/KK-TNCN.

Ngoài các loại thuế trên, trường hợp trong quá trình SXKD, có phát sinh các loại thuế, phí khác như: Thuế Tiêu thụ đặc biệt; Thuế tài nguyên; Thuế Bảo vệ môi trường, Thuế sư dụng đất phi nông nghiệp; Tiền thuê đất… doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế theo quy định hiện hành.

 

 

Share:

Gửi thông tin liên hệ để được tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan

tài khoản ngân hàng

tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế :
Xem chi tiết
hóa đơn

hóa đơn

I . Hóa đơn – Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu thì mua hóa đơn do cơ quan Thuế phát...
Xem chi tiết
báo cáo tài chính

báo cáo tài chính

Hạch toán kế toán và báo cáo tài chính : Doanh nghiệp thực hiện hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày...
Xem chi tiết
kế toán tổng hợp

kế toán tổng hợp

Để đảm đương được vị trí kế toán tổng hợp đương nhiên bạn phải am hiểu sâu sắc hầu hết các nghiệp vụ kế toán, đặc biệt là kỹ năng đối chiếu, phân tích, tính...
Xem chi tiết
chứng từ sổ sách

chứng từ sổ sách

Sổ sách kế toán : Định kỳ hàng tháng không in ra toàn bộ sổ sách phát sinh; sổ đã in ra không có số trang, không có giám đốc và kế toán trưởng ký; không tự...
Xem chi tiết